Đối với người chơi gôn, việc chọn đúng loại gậy và hiểu rõ 'bản chất' của mỗi cây gậy như thế nào là điều tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là một vài điều mang tính tham khảo.
Mọi sự sai lệch do vị trí bóng không phù hợp khi ở tư thế chuẩn bị sẽ tạo ra một đường bóng ngoài ý muốn. Dù không có một vị trí nào là duy nhất cho mọi người, nhưng vẫn có vài điểm chung cần tuân thủ.
Thế nào là cú đánh ép bóng?
Định nghĩa về một cú đánh ép bóng có thể hơi chủ quan một chút ( tùy thuộc vào việc bạn đang hỏi ai). Nhưng nói chung, đó là cú đánh có swing ngắn lại, đặc biệt ở gai đoạn follow through. Tùy thuộc vào việc ai thực hiện cú đánh và tình huống trên sân mà người ta có thể gọi đó là một cú đánh ép bóng, siết bóng, một cú tán bóng, hay một cái tên nào đó.
Cú chíp nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng kỹ thuật đánh thường bị hiểu sai dẫn đến kết quả cú đánh không chính xác. Bài tập dưới đây hướng dẫn bạn cách đánh vào bên dưới banh để đưa nó tiếp cận lỗ dễ dàng.
Những nhà thiết kế sân gôn có nhiều “phương tiện” trong “kho vũ khí” của mình để khiến việc đánh gôn trở thành một điều thách thức. Một trong những thứ vũ khí này chính là khu cỏ dày.
Có lẽ tay gôn nào cũng đều đã từng ít nhất một lần chơi gôn trên mặt cỏ ướt đẫm sương mai, hoặc dưới cơn mưa chiều. Hãy trang bị thêm cho mình một “tuyệt chiêu” trong mùa mưa này.
Gậy gôn là dụng cụ mà người chơi sử dụng để đánh bóng gôn. Cấu tạo của gậy gôn gồm có 3 phần: Đầu gậy (head), thân gậy (shafl), và cán gậy (grip).
Một bộ gậy gôn tiêu chuẩn bao gồm: 3 gậy gỗ (1, 3 và 5), 8 gậy sắt ( gậy số 3,4,5,6,7,8,9 và PW), và một gậy Putter. Tổng số có 12 gậy. Theo luật gôn cho phép người chơi có thể mang 14 gậy trong túi, vì thế người chơi thường mang thêm những gậy sắt khác hay một gậy gỗ đặc biệt. Nói chung, người chơi mang theo càng nhiều dụng cụ thì càng dễ dàng hơn trong trường hợp cần thiết.